Bàn Thờ Đóng Mộc Gỗ

Cách Cấy Ghép Mộng Gỗ và một số loại mộng phổ biến hiện nay

 

Nội thất bằng gỗ đang ngày càng được ưa chuộng, chiếm vị trí quan trọng trên thị trường cũng như trong mỗi gia đình. Nó không chỉ đem đến những thiết kế sang trọng đẳng cấp mà còn rất gần gũi với thiên nhiên, tốt cho sức khỏe. Sẽ thật là thiếu sót khi sử dụng đinh hoặc vít tại các mối nối, làm mất đi tính thẩm mĩ. Do đó, tại các cơ sở chuyên nghiệp cách cấy ghép mộng gỗ được xem là giải pháp tốt nhất.  

1. Mộng gỗ là gì? Cách cây ghép mộng gỗ?

Mộng gỗ được hiểu như thế nào? Đây là loại ghép nối nhằm truyền lực trực tiếp từ thanh này sang thanh khác, không cần qua các vật trung gian. Mộng này thường dùng để liên kết thanh ngang và thanh xiên. Hình dáng và kích thước của mộng tuỳ theo tính toán và cấu tạo cụ thể của kết cấu. Tại các nút gối thường dùng 2 loại mộng là mộng 1 răng và mộng 2 răng.

“Mộng” và “lỗ mộng” là kết cấu chính để chế tác đồ nội thất của người cổ đại và đã trở thành nét tinh túy trong văn hóa truyền thống. Nhờ có mộng mà các sản phẩm nội thất hiện nay như giường ngủ, bàn thờ, tủ quần áo, bàn ghế phòng khách,… không cần đóng đinh mà sản phẩm vẫn có sự kết nối vững chắc, sử dụng lâu dài và có tính thẩm mĩ cao. Mặt khác, dựa vào đặc trưng của gỗ thì không phải loại gỗ nào cũng có thể chịu được tác động từ đinh, vít gây ra hiện tượng nứt nẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiết kế.

Để có thể ghép được mộng đòi hỏi kĩ thuật ghép nối phức tạp, tinh vi với độ chính xác cao đến từng chi tiết nhỏ. Vì vậy việc sử dụng kĩ thuật này khi thiết kế nội thất là rất tốt nhưng đồng thời cũng rất hao tổn tinh lực của người thợ. Lợi ích khi thực hiện việc ghép mộng là giúp cho các đầu nối gắn kết một cách chắn chắn với nhau và khi vật liệu gỗ không cùng kết cấu cũng có thể thực hiện được

Mộng gỗ chuyên đóng bàn thờ 

Kết hợp ghép rãnh và đục lỗ

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan
Gọi điện thoại
0936.229.172
Chat Zalo