Bàn thờ thần tài,bàn thờ ông địa

Bàn thờ thần tài thổ địa là gì?

Thần tài là ai và ý nghĩa tâm linh về thần tài

Theo quan niệm dân gian, Thần Tài chính là vị thần mang lại tài lộc cho gia đình. Vì thế mà vị thần này rất được tin thờ hiện nay. Đặc biệt, đối với những người làm nghề buôn thì sự tôn sùng vị thần này là đặc biệt cần thiết, nhằm cầu mong may mắn bình an, công việc được hành thông, thuận lợi trong kinh doanh để sự nghiệp được thuận lợi phát triển. Việc thờ thần tài thể hiện yếu tố tâm linh.Bàn thờ thần tài,bàn thờ ông địa được dùng khá phổ biến hiện nay

Bàn thờ thần tài, thổ địa
Bàn thờ thần tài,bàn thờ ông địa. xem tại : https://banthohoatien.com/

Ý nghĩa tâm linh thú vị của ban thờ thần tài là gì?

Thần Tài và Ông Địa là cặp thần được thờ chung với nhau trong một chiếc tủ thờ. Chất liệu tủ thờ thường được làm bằng gỗ, với kích thước nhỏ, thường được đặt ở dưới đất tại một góc nhà.

Tục lệ cúng Ông Địa – Thần Tài suốt quanh năm. Đặc biệt, những người làm nghề kinh doanh, buôn bán sẽ rất chú trọng thờ vị thần này. Bởi vì họ tin rằng nếu như chăm lo chu đáo cho các vị thần này, thì sẽ được thần độ trì cho công việc làm ăn thuận lợi, may mắn.

Theo phong thủy, thần tài là một cặp thờ, về “hình” chúng ta sẽ thấy chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tà. Nhưng trên thực tế, mỗi một “vị” sẽ đại diện cho 5 người.

– Thần Tài đại diện cho: Hắc Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài, Thanh Thần Tài và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt.

– Về Ông Địa đại diện 5 vị: Đông phương Thanh Đế, Bắc phương Hắc Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế và Trung ương Huỳnh Đế.

Về hình thức, Ông Địa có hình tượng bụng phệ, người trắng, vòm ngực để trần, trên đầu có quấn khăn, tay cầm quạt, thường có con cọp đi theo. Còn Thần Tài tay thường cầm nén vàng hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh.

Thờ Thần Tài Ông Địa người ta thường cúng bằng hoa quả, thì Thổ Địa thường được cúng bằng chuối xiêm, thuốc lá hoặc ly cà phê.

Thường thì đầu năm mới, gia chủ sẽ trang hoàng nhà cửa và sửa soạn cho các Ông thật sạch sẽ. Nếu vị thần này đã quá cũ và bị hư hỏng, bạn có thể thỉnh vị mới về.

Còn nếu như bàn thờ đã cũ, bị hư hỏng, bạn cũng nên thay thế chiếc mới. Năm mới mọi thứ cần thật ngăn nắp, bàn thờ Thần Tài luôn sạch sẽ để giúp cho việc làm ăn phát tài.

Tại sao lại thờ chung Thần Tài và Ông Địa?

Như quan niệm dân gian, thần tài chính là vị thần giữ trách nhiệm trông coi tiền bạc, của cải cho gia chủ. Thờ thần tài sẽ giúp cho gia chủ buôn may bán đắt, tiền tài sung túc. Đó là lý do vì sao vào ngày mùng 10 tháng giêng mọi người thường đi mua vàng để vía thần tài. Đây như tín ngưỡng nhằm cầu một năm mới mọi việc làm ăn suôn sẻ.

Thần thổ địa còn được gọi với tên gọi khác là ông địa. Vị thần này giữ trách nhiệm trông coi, cai quản đất đai. Người ta thờ cùng vị thần này nhằm mong ước có một mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no. Người ta quan niệm thần tài là một dạng thổ thần, có nghĩa là thần Thổ địa, đây là lý do mà mọi người thường thờ cả 2 vị thần chung cùng một bàn thờ.

Còn ở phương diện phong  thủy và ý nghĩa của thần tài ông địa, việc thờ cả 2 vị thần này ở chung cùng một bàn thờ là vô cùng cần thiết. Điều này là để nhằm phát huy hết mọi điều tốt đẹp để mang đến cho gia chủ.

Thần tài sẽ giúp mang lại tiền bạc, tài lộc, vượng khí để gí chủ kinh doanh phát đạt. Còn ông địa sẽ giúp gia chủ cai quản tốt đất đai, xua đuổi xui xẻo, bảo vệ khỏi sự quấy nhiễu của âm khí. Đó là lý do vì sao mà thần tài và ông địa được thờ chung cùng một bàn thờ.

Những ai cần sử dụng bàn thờ Thần Tài – Ông Địa trong việc thờ cúng?

Việc lập bàn thờ ông địa và thần tài ở các vùng miền là không giống nhau. Cụ thể:

Ở miền Bắc nước ta, người dân thường đặt bàn thờ thần tài tại cửa hàng, công ty, tại gia (nếu có kinh doanh theo kiểu hộ gia đình). Nếu gia đình nào không kinh doanh, thì sẽ chỉ lập bàn thờ gia tiên và làm lễ cúng thêm vào ngày Vía Thần Tài.

Bàn thờ thần tài ông địa bao gồm những vật phẩm gì? Ý nghĩa những vật phẩm đó?

Bàn thờ đẹp Thần Tài – Ông Địa 

Khám thờ của Thần Tài – Thổ Địa sẽ làm từ chất liệu gỗ, các chi tiết được luôn chạm khắc vô cùng cẩn thận và đặc biệt tinh tế. Khám thường được thiết kế có mái mui hoặc mái chảy xuống phía sau.

Phía mặt trước sẽ có nhiều “cửa võng” theo lối “trướng rủ màn che”. Kết hợp theo đó là các họa tiết như: hoa, lá, rồng, phượng, các linh vật khác,… tất cả giúp mang đến sự linh thiêng, uy nghi, trang nghiêm cho bàn thờ.

Khám thờ Thần Tài vừa thể hiện tấm lòng tôn kính của gia chủ với 2 vị thần này, lại vừa giúp cầu tài lộc, tiền tài cho gia đình.

bàn thờ thần tài,thổ địa
bàn thờ thần tài,bàn thờ ông địa. Xem tại : https://www.facebook.com/hoatien22282

Tượng thờ 2 vị thần Thần Tài – Thổ Địa

Tượng Thần Tài Ông Địa được tạo nên từ đất, cả 2 ông đều được tạo hình với nét mặt nhân từ, hiền hậu, thể hiện sự viên mãn, hạnh phúc trong cuộc sống. Việc thờ cúng tượng Thần Tài – Thổ Địa giúp gia chủ có được thêm nhiều tài lộc, may mắn, kinh doanh, buôn bán thuận lợi..

Bát hương

Từ xưa đến nay dù là bàn thờ nào thì cũng đều có bát hương để thờ cúng. Bát hương thể hiện tấm lòng của gia chủ đối với các vị Thần linh. Bàn thờ Thần Tài Ông Địa cũng vậy, khi thắp hương, các Thần sẽ về ngự. Việc thắp hương còn nhằm để thể hiện mong ước để các ngài phù hộ độ trì giúp công việc thuận lợi, tiền tài nhiều.

Cặp linh vật: Long quy & Cóc thiềm thừ

Cặp linh vật này là cặp Trấn Sát – Chiêu Tài Lộc. Cặp linh vật này luôn được nhắc đến từ ngàn xưa. Chúng giúp mang đến những mong ước tốt lành:

– Long Quy: Linh vật này này là đầu Rồng, thân mình Rùa, lưng cõng Gậy Như Ý cùng Kim Quy, được khắc Bát Quái Âm Dương. Phần bàn chân được đặt lên trên tiền, vàng. Long Quy đại diện cho sự uy dũng, giúp trấn sát, kỵ tà, mang lại những điều tốt lành. Việc để Long Quy ở bàn thờ Thần Tài Ông Địa cần chú ý để luôn hướng ra ngoài, điều này để mang lại may mắn, bình an, giúp hóa giải sát khí.

– Cóc Thiềm Thừ: Linh vật này có Ba Chân do Lưu Hải Tiên Ông thuần phục. Tương truyền linh vật này giúp mang đến tiền tài cho con người. Tạo hình của nhân vật này như sau: Lưỡng Nghi ở trên đầu, ở ngang miệng ngậm tiền lớn, cõng hai xâu tiền trên lưng, phần chân được đặt trên tiền bạc. Linh vật này có ý nghĩa mong muốn may mắn, đủ đầy, sung túc cho gia chủ.

Tỳ hưu

Tỳ hưu là linh vật khá quen thuộc đối với người Việt, có khả năng giúp chiêu tài chiêu lộc. Khi đặt linh vật này ở bàn thờ Thần Tài Thổ Địa sẽ giúp bàn thờ thêm nhiều tài lộc. Nhờ đó giúp gặp may mắn, kinh doanh thuận lợi.

Dây ngũ phúc hoa mai

Đây là vật phẩm để chiêu Phúc Lộc, tránh làm mất cân bằng về Tiền Tài. Hạn chế vận rủi trong việc kinh doanh. Khi treo dây Ngũ Phúc Hoa Mai trên bàn thờ Thần Tài, công việc của bạn sẽ hanh thông, suôn sẻ và bền vững.

5 đồng hoa mai

5 đồng hoa mai còn có tên gọi khác là Hoa mai kim tiền. Vật phong thủy này có tác dụng giúp hóa sát, giải trừ tiểu nhân, đồng thời tránh được thị phi. Các mặt chạm có những ý nghĩa như: THỌ (trường thọ), MỆNH (số mạng), THỦ (đứng đầu), PHÚ (giàu có) và QUÝ (thăng tiến) ở trên các cánh hoa. Mặt còn lại là ĐÀO TIÊN (trường thọ), CHIM KHÁCH (cát tường), THỎI VÀNG (của cải) và DƠI (phúc), TUẦN LỘC (lộc). Bạn có thể đặt Đồng hoa mai ở các vị trí như: phía dưới thảm, trong ví tiền, dưới đáy của bàn thờ Thần Tài Thổ Địa,… để mang đến bình an, tài lộc.

Cốt thất bảo

Đây là vật dùng để nạp cốt, tượng để tăng khí, tăng sự linh thiêng cho các vật phẩm trên bàn thờ Thần tài. Thường mọi người hay nạp cốt thất bảo vào lỗ nhỏ ở đáy của tượng Thần Tài – Thổ Địa, Long Quy, Thiềm Thừ, Tỳ Hưu.

Các vật phẩm khác: Muối, gạo, nước, thẻ hương, lọ hoa, khay mâm bồng,…

Những vật phẩm này giúp thể hiện yếu tố về tinh thần, với một ước mong no đủ, vẹn tròn, hạnh phúc cho gia đình

Hướng dẫn cách bài trí bàn thờ Thần Tài đẹp, chuẩn phong thủy gia chủ nên biết

Sắm lễ lập bàn thờ Thần Tài cần tiến hành như thế nào?

Các lễ vật cần sắm khi làm lễ lập bàn thờ Thần Tài, cùng cách sắp xếp ông thần tài thổ địa, bố trí ban thờ như thế nào là rất quan trọng.

Lễ cúng bàn thờ Thần Tài Ông Địa gồm những vật phẩm sau đây:

– 1 bàn thờ Thần Tài Thổ Địa

– 1 bát hương vừa với bàn thờ.

– 1 đến 2 gói tro.

– 3 hũ đựng gạo, muối và nước.

– 1 tượng các ông: Thần Tài, Thổ Địa, ông Cóc Thiềm Thừ, ông Tỳ hưu.

– 3 gói cốt thất bảo.

– 1 đĩa xôi gấc hoặc xôi đậu

– 1 con gà trống luộc.

– 1 bông hồng vàng 10cm để đặt ngang miệng gà.

– 10 bông hồng vàng cắm lọ hoa.

– 1 đĩa để bày mâm ngũ quả.

– 1 bát nước to để rắc cánh hoa màu vàng.

– 5 quả cau và 5 lá trầu tươi.

– 1 miếng thịt lợn quay, 10 bánh cốm, 1 nải chuối, 1 quả bưởi,…

– 1 chai rượu trắng mở sẵn nắp và rót ra 5 chén rượu, xếp các chén rượu này thành hình chữ thập.

– 10 lễ tiền vàng lá hoặc tiền Thần Tài

– 1000 cây vàng đại thiếc.

– 1 bao thuốc lá mở sẵn, rút một điếu ra.

– 1 bộ quần áo, mũ thần linh, 1 hình ông ngựa to màu đỏ.

– 5 ông ngựa nhỏ

– 5 mũ ngũ phương long mạch.

– 5 bộ quần áo 5 màu xếp theo thứ tự từ trái sang phải: trắng, tím, vàng, đỏ và xanh.

– 2 đèn nến điện đỏ (nếu có đèn thì không cần dùng nến)

– 5 bó hương vàng tươi làm từ nguyên liệu thảo mộc, ít khói, ít mùi.

Bàn thờ thần tài,bàn thờ ông địa
Bàn thờ thần tài,bàn thờ ông địa. cách bày lễ

Mâm chúng sinh cúng bàn thờ Thần Tài Thổ Địa sẽ cần có:

– 100 bộ quần áo giấy, 20 lễ tiền vàng lá, 1000 lễ tiền chúng sinh.

– Ít tiền dương lẻ, 5 bát cháo, 5 cái thìa, 5 gói bỏng, 5 gói bánh, 5 gói kẹo, 5 gói bim bim, 5 bắp ngô, 5 củ sắn và 5 củ khoai.

– 1 đĩa bày lên trên 1 nửa gạo, 1 nửa muối (lễ xong, gia chủ sẽ rắc ra ngoài đường xa nhà hơn 10 mét nhằm để khao chúng sinh).

– Hóa sớ, sau đó hóa vàng mã. Cháy hết bạn hãy tưới 5 chén rượu vừa mới dùng lễ lên trên tro.

Những chú ý về cách bài trí bàn thờ thần tài thổ địa bạn cần biết:

– Lau sạch sẽ khu vực ban thờ Thần Tài Thổ Địa, không được đặt ban thờ ở vị trí bừa bãi.

– Rửa bộ đồ thờ bằng nước sạch, dùng rượu gừng để lau lại. Lau khô để dán nhãn cùng phần cốt được chắc chắn. Khi lau dọn cần chú ý tránh để nước dây vào các nhãn chữ Nho.

– Chuẩn bị chiếu hoặc thảm để ngồi làm lễ.

– Mở rộng hết mọi cửa trong quá trình làm lễ để nhằm đón thần linh.

– Bật quạt để giúp phòng thông thoáng.

– Đặt Ông Cóc quay ra vào buổi sáng để đón tài lộc, tối quay vào để giữ tài lộc.

– Tỳ hưu luôn đặt quay ra để đón tài lộc.

– Trong 100 ngày đầu, từ 8-9 giờ sáng bạn hãy thắp 1 nén hương, sau đó đọc bài cúng Thần Tài.

Ban thờ Thần Tài – Ông Địa nên đặt ở vị trí nào tốt cho gia chủ?

Khác với bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Thần Tài sẽ được đặt ở mặt đất, trong một góc ngôi nhà. Nên đặt bàn thờ này quay theo hướng cửa chính, tốt nhất nên đặt song song với cửa chính.

Bàn thờ thần tài,thổ địa
Bàn thờ thần tài,thổ địa

Chú ý về cách đặt thần tài thổ địa:

– Không đặt ban thờ thần Tài Ông Địa ở những vị trí xấu như: nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp, chuồng trại,..

– Đặt bàn thờ ở những vị trí chuẩn phong thủy. Lưng dựa vào tường vững chắc, nơi thờ phải sạch sẽ.

– Tránh đặt bàn thờ ở các vị trí không tĩnh.

– Không đặt bàn thờ tại những vị trí có góc nhọn, bởi chúng ảnh hưởng đến phong thủy bàn thờ Thần Tài.

Hướng đặt bàn thờ đẹp chuẩn phong thủy

Bạn nên đặt bàn thờ Thần Tài tại những vị trí bạn có thể quan sát được sự ra vào của khách.

Đặt bàn thờ ở những hướng hợp với tuổi hoặc các hướng đón lộc vào. Bạn nên đặt bàn thờ ở 2 cung là Tài Lộc và Quý Nhân để giúp mang lại hiệu quả thờ cúng cao nhất.

 

Bài viết liên quan
Gọi điện thoại
0936.229.172
Chat Zalo