TOP CÁC LOẠI GỖ ĐƯỢC DÙNG LÀM BÀN THỜ PHỔ BIẾN NHẤT

CÁC LOẠI GỖ ĐƯỢC DÙNG LÀM BÀN THỜ PHỔ BIẾN NHẤT

CÁC LOẠI GỖ ĐƯỢC DÙNG LÀM BÀN THỜ

Từ xưa, ông bà ta chuộng sử dụng gỗ Mít làm bàn thờ, vì đặc tính loại gỗ bền và thơm. Đến hiện nay, ngoài gỗ Mít thì có các loại gỗ được dùng làm bàn thờ phổ biến như: gỗ Sồi, gỗ Gụ, gỗ Hương, và 1 số loại khác nữa. Một số đơn vị còn sử dụng gỗ nhập khẩu để làm bàn thờ.

Mỗi loại gỗ đều có ưu và nhược điểm riêng. Hãy tham khảo thông tin BÀN THỜ HOA TIÊN chia sẻ dưới đây để lựa chọn loại gỗ làm bàn thờ phù hợp với việc thờ cúng của gia đình nhé :

1. Gỗ Mít

Gỗ mít là loại gỗ làm bàn thờ phổ biến nhất từ xưa đến nay. Theo quan niệm dân gian, mít là loài cây tượng trưng cho sự sinh sôi và có khả năng xua đuổi tà khí, nên sẽ đem lại bình an cho gia đình.
Gỗ mít rất chắc, bền và có màu tự nhiên khá đẹp. Nên thường được dùng làm bàn thờ gia tiên. Chất gỗ nhẹ nên thích hợp để làm bàn thờ treo tường cho các căn hộ chung cư.
💥 Ưu điểm: có giá thành rẻ, vì phổ biến. Chất gỗ chắc mà dẻo, dễ chạm khắc. Gỗ mít cũng có khả năng chịu nước rất tốt. Nên có thể sử dụng lâu dài mà không sợ cong vênh hay mối mọt.
Mùi hương tự nhiên của gỗ cũng rất dễ chịu. Thậm chí, nhiều người còn thấy giống mùi trầm. Nên khi đặt bàn thờ trong nhà sẽ đem lại cảm giác mùi hương dễ chịu, không như các loại gỗ công nghiệp khác.
💥 Nhược điểm: nhược điểm duy nhất của gỗ mít là có ít vân gỗ. Hiện nay cũng không còn nhiều cây mít với tiết diện thân cây gỗ lớn. Nên thường phải nhập khẩu từ Lào.

2. Gỗ Sồi

Gỗ sồi là loại gỗ nhập khẩu từ nước ngoài, thường là từ Mỹ, Nga, Anh hoặc Thụy Điển. Gỗ sồi làm bàn thờ gỗ thường là loại gỗ sồi Nga. Hiện nay, nhờ mở cửa kinh tế giao thương giữa các nước mà gỗ sồi nhập khẩu đang dần trở nên phổ biến, mức giá cũng rất kinh tế.
Chất gỗ sồi cứng và khá nặng. Cấu trúc thớ gỗ rất chặt chẽ nên gỗ chưa qua xử lý đã có khả năng chống thấm, chống nước tốt. Gỗ sồi cũng có khả năng lên màu sơn rất tốt. Do vậy, các sản phẩm gỗ sồi được phủ sơn đều lên màu rất đều và đẹp.
💥 Ưu điểm: Gỗ Sồi có độ bền cao. Sau khi được xử lý đúng cách, gỗ sẽ có độ bền lâu năm và không sợ bị cong vênh, mối mọt. Bản gỗ sồi cũng rất to, nên khi sử dụng gỗ sồi làm bàn thờ thì không cần phải ghép từ các mảnh gỗ khác. Ưu điểm này giúp tăng độ bền đáng kể cho bàn thờ.
💥 Nhược điểm: gỗ sồi là cần xử lý chuẩn xác, cầu kỳ và khá phức tạp. Quá trình tẩm, sấy gỗ sồi tự nhiên đến khi thành phẩm cần chính xác. Nếu làm sai, gỗ sẽ không đảm bảo được độ cứng, chắc. Đồ đạc chế tác từ gỗ sồi vì thế mà sẽ kém bền.

3. Gỗ Hương( gỗ Hương Đá)

Gỗ hương là loại gỗ quý hiếm với chất lượng gỗ tuyệt hảo và tính thẩm mỹ cao. Gỗ hương có nhiều loại, trong đó gỗ hương đá được nhiều chuyên gia đánh giá rất cao. Loại gỗ này cũng được nhiều gia chủ lựa chọn cho thiết kế nội thất gia đình và làm bàn thờ.
Nhiều người gọi loại gỗ này là gỗ hương đá vì đường vân gỗ như vân đá. Đường vân của gỗ hương đá vô cùng sắc nét, quyến rũ và có tính thẩm mỹ cao. Từng đường vân uốn lượn trên mặt gỗ với nhiều hình thù đa dạng, tạo nên bức tranh đầy nghệ thuật.
💥 Ưu điểm: độ bền ấn tượng, chất gỗ rắn chắc và có khối lượng nặng. Gỗ có khả năng chịu lực tốt, chịu được va đập và có khả năng chống ẩm tốt. Chất gỗ rất chắc chắn nên không bị mối mọt xâm nhập vào. Loại gỗ này khô, không bị co ngót hoặc giãn nở nên sẽ không biến dạng.
💥 Nhược điểm: vì là loại gỗ cao cấp, gỗ tốt vì điều đó nên giá thành cao nhất nhì so với với loại gỗ làm bàn thờ khác.

4. Gỗ Gụ

Gỗ gụ là một trong những loại gỗ quý hàng đầu Việt Nam. Gỗ Gụ quý không chỉ vì độ hiếm của loại gỗ này, mà còn vì chất lượng của gỗ gụ rất đáng nể. Chất gỗ Gụ thẳng, vân lại mịn. Thậm chí một số cây gỗ gụ còn có vân hoa rất bắt mắt.
💥 Ưu điểm: gỗ Gụ có độ bền cao, chất gỗ cứng, đanh. Gỗ Gụ tự nhiên cũng đã có khả năng chống mối mọt. Nên khi chế tác thành bàn thờ thì càng không lo bị mối mọt và cũng không bị co ngót vì chất gỗ cứng.
💥 Nhược điểm lớn nhất của gỗ Gụ là giá thành đắt vì độ khan hiếm cao. Gỗ gụ là loại cây thân gỗ sinh trưởng chậm. Do vậy, mất rất nhiều thời gian mới có thể thu hoạch được cây gỗ để đưa vào chế tác. Hiên nay, các cơ sở đã sử dụng gỗ Gụ nhập (Gụ Lào) để làm bàn thờ.
=> Với nhiều loại gỗ làm bàn thờ như vậy, nên chọn loại gỗ nào làm bàn thờ? đó là câu hỏi của rất nhiều gia chủ.
Mỗi loai gỗ có ưu, nhược điểm riêng, vì vậy, căn cứ vào tài chính kinh tế gia đình và tùy độ ẩm của ngôi nhà (nhà chung cư hay nhà riêng) mà lựa chọn loại gỗ cho phù hợp. https://banthohoatien.com/danh-muc-san-pham/tu-tho-chung-cu/ mẫu tủ thờ chung cư 
Khi quý gia chủ chưa lựa chọn được loại gỗ phù hợp, hãy liên hệ Bàn Thờ Hoa Tiên chuyên phong thủy đồ thờ, sẽ tư vấn giúp anh/chị có lựa chọn hợp lý nhất nhé! https://www.facebook.com/hoatien22282
————————————–

 

chất liệu gỗ hay sự dùng làm bàn thờ
lưa chọn chất liệu gỗ quan trong đến độ bền của bàn thờ
Bài viết liên quan
Gọi điện thoại
0936.229.172
Chat Zalo